Header Ads

'Dạ cổ hoài lang': Hành trình của cảm xúc và yêu thương

'Dạ cổ hoài lang': Hành trình của cảm xúc và yêu thương

Cao Trà, Theo Infonet - 00:00 23/03/2017

8

Tác phẩm điện ảnh "Dạ cổ hoài lang" chắc chắn sẽ lấy đi không ít nước mắt của khán giả xem phim với câu chuyện đầy cảm động về tấm lòng của những người con xa quê...

Nội dung phimDạ cổ hoài lang xoay quanh chuyện đời của ông Tư và ông Năm, hai người bạn thân từ thời trẻ nít, hai tình địch, và giờ là cặp hàng xóm cùng cảnh ngộ trên đất Mỹ. Liệu những ký ức tuyệt đẹp ngày xưa, tình yêu thương trong trái tim hai ông già có đủ sức để chống chọi lại với nghịch cảnh, kết nối lại những đứa con xa quê trở về nguồn cội?

Danh tiếng quá lớn của vở kịch Dạ cổ hoài lang ra đời cách đây 20 năm chắc hẳn là áp lực lớn nhất của đạo diễnNguyễn Quang Dũngcùng ekip làm phim khi quyết định đưa tác phẩm này lên màn ảnh rộng.

Tuy nhiên, một điều có thể khẳng định rằng: phiên bản điện ảnh sẽ không làm bạn thất vọng mà thay vào đó, khán giả sẽ được chìm đắm trong một hành trình đầy cảm xúc và yêu thương.

Trailer phim

Điểm cộng đầu tiên của phim đó chính là diễn xuất đồng đều của dàn diễn viên, từ những tên tuổi quen thuộc cho đến những gương mặt còn xa lạ với khán giả. Nghệ sĩHoài Linhvà nghệ sĩChí Tàiđảm nhiệm hai vai diễn chính hoàn toàn chạm đến cảm xúc người xem, không chỉ bởi những tình tiết tung hứng ăn ý, hóm hỉnh mà còn bởi các phân đoạn đối thoại, tự sự đến run rẩy lòng người.

Bên cạnh đấy, hai diễn viên đảm nhiệm vai bố (Johnny Văn Trần) và con gái (Trish Lê) cũng khá thuyết phục với diễn xuất tự nhiên, gần gũi.

Hình ảnh đẹp và giá trị là điểm cộng tiếp theo của phim. Hình dáng nhỏ bé, co ro của ông Tư giữa mênh mang tuyết trắng hay cánh diều chấp chới trên nền trời xanh cao vời vợi, những cô bé cậu bé vô tư đùa giỡn nơi lấm lem bùn đất..., tất cả đều rất "tình" và khiến trái tim khán giả rung động. 

Đặc biệt, một thế mạnh của phiên bản điện ảnh so với kịch đó chính là có thể tái hiện một cách sinh động những ký ức về quá khứ khi còn ở quê của Tư Lành và Năm Triều. Từ đó giúp mạch cảm xúc của câu chuyện cũng như của người xem được đong đầy, trọn vẹn hơn.

Nội dung phiên bản điện ảnh không có sự thay đổi nhiều so với vở kịch gốc. Kịch bản phim có cao trào, các tình tiết hài hước - lắng đọng hay hiện tại - quá khứ đan xem hợp lý.

Tuy nhiên, phim vẫn có một số điểm hạn chế như: Phần âm nhạc chưa được khai thác phát huy triệt để, nửa đầu phim có một số chi tiết chuyển cảnh không được mượt và nhiều trường đoạn đối thoại quá dài so với cần thiết.

Tựu chung lại, có thể khẳng định Dạ cổ hoài lang đã mở đầu thành công cho xu hướng làm phim nhân văn trong năm 2017 của điện ảnh Việt. Và chắc chắn, đây là một trong những tác phẩm mà khán giả cả nước không thể nào bỏ qua trong tháng 3 này.

Chấm điểm: 8

Kong: Skull Island - Hoành tráng, quy mô nhưng vẫn chưa đủ

Source http://kul.vn/da-co-hoai-lang-hanh-trinh-cua-cam-xuc-va-yeu-thuong.html

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.